Ngôi nhà được xây dựng theo các vì nhà, sau đó các vì được dựng lên và nối với nhau bằng các xà ngang và xà ngưỡng tạo thành liên kết với nhau. Sau đó là lợp mái và làm tường nhà. Vì nhà chính là đơn vị cơ bản khi nói đến kích thước ngôi nhà, khoảng trống giữa hai vì gọi là “căn gian”. Vì nhà cũng là đặc trưng cho lối kiển trúc theo từng địa phương và từng thời kỳ, tuy vậy vẫn ăn sâu vào cấu trúc cổ Nhà gỗ Việt Nam.
Nhìn từ chính diện ngôi nhà mang đậm nét làng quê Việt Nam với những cây cảnh và hòn non bộ tuyệt đẹp
Cổng vào nhà hoành tráng được xây bằng đá ong. Cánh cổng được chạm khắc tinh xảo.
Chiếc cầu đá dẫn vào ngôi nhà, hai bên thành cầu được làm từ đá ghép mộng.
Cận cảnh gian nơi thờ tự được chạm khắc như cung điện.
Bức hoành phi khắc 4 chữ: Tứ đại đồng đường được khắc chạm tinh xảo
Cột và quá giang được chạm trổ cầu kỳ
Một góc trước hiên nhà với tranh tường sứ và rèm tre đậm chất dân tộc.
Phong cảnh thủy mặc của ngôi nhà.
Các chi tiết hoa văn được cho là đặc trưng tiêu biểu của những ngôi nhà kẻ truyền cổ của bắc bộ từ xưa. Tuy là những đường nét truyền thống vẫn giữ nguyên nhưng ngoài sự khéo léo của những nghệ nhân làm nhà truyền thì còn có độ chính xác của những máy móc hiện đại hỗ trợ, tạo nên sự ăn khớp gần như tuyệt đối cho các chi tiết của ngôi nhà.